Về Tiếng Anh, có một hiện tượng phổ biến như thế này, là học viên đó có thể nói được những câu đơn giản, nhưng lại không hiểu được những gì được nghe, được trả lời. Điều này không chỉ xảy ra đối với những người học sơ cấp, trung cấp mà ngay cả ở trình độ cao, nơi mà họ muốn nghe hiểu hết mọi thứ, nhưng điều này là không thể. Có nhiều lý do dẫn đến hiện tượng này, như là ta thấy việc đọc Tiếng Anh, có thể dừng lại, đọc lại câu hổng hiểu, thì bài nghe Tiếng Anh nó diễn ra liên tục, và thường là không có cơ hội để mà dừng lại ngay lập tức tại nơi mà ta chưa hiểu. Rồi cái nữa là trong một cuộc nói chuyện chẳng hạn, người bản ngữ thường hay ngắt lời, nói chồng chéo lên nhau, lạc đề vv....thật ra đây cũng là yếu tố tự nhiên của giao tiếp, đàm thoại, mình hổng quen thì mình thấy nó vậy thôi. Gặp mấy người mà nói nhanh, nói chuyện trên trời dưới đất là thôi bó tay luôn, tại vì khi mà nói quá nhanh thì người học không thể mà một lúc mà xử lý quá nhiều thông tin, những cái người học không biết. Đó chưa tính tới là accent của người nói.
Chúng ta phải tính tới phần cải thiện thì mình có vài ý như sau:
Đầu tiên, ta phải tạo thói quen luyện nghe, ai có thời gian nhiều thì nghe nhiều, ai có thời gian ít thì 10-15 phút, nghe bản tin ngắn, dự báo thời tiết đồ, tóm tắt ý chính, nghe lại để hiểu thêm, còn không thì cứ nghe đó rồi thôi. Lặp lại sau một ngày, vài ngày, hoặc trong tuần. Khi có tiến bộ chúng ta chuyển sang phim, phim tài liệu dài hơn.
Cái tiếp theo là chúng phải xác định chúng ta nghe để được cái gì, làm gì, từ đó chúng ta sẽ có cách nghe phù hợp, như người mới thì chỉ cần nghe hiểu ý chính là được, chọn những bài nghe ngắn thôi, học từ vựng liên quan đến chủ đề đó trước khi nghe, tốt hơn nữa thì bài nghe nên có hình ảnh và ngữ cảnh đơn giản, trong khi nghe chúng ta có thể ghi lại những từ chúng ta có thể nhận ra. Còn các bạn trình cao hơn tí có khi là phải ghi chú lại đặc biệt là với những cách những cách diễn đạt mà mình chưa biết, chưa nắm vững. Chúng ta nên nghe lại lần 2, để cảm thấy rằng chúng ta có cải thiện, hiểu nhiều hơn ở lần nghe lại này.
Bây giờ là chọn nguồn nghe thôi, như mình thì sẽ phân ra bài nghe ngắn và bài nghe dài. Đối với các bạn mới học, trình độ chưa cao thì không nên chọn các bài nghe dài đâu, chọn các bài nghe từ khoảng 1 phút cho đến 4 hoặc 5 phút và nên có hình ảnh, phụ đề hoặc bản ghi lời lại. Đừng có nóng vội, cái gì nó cũng có quy trình hết, nghe TA cũng vậy, đầu tiên là nhận điện được từ đơn, từ riêng lẻ, rồi tới cụm từ quen thuộc, rồi mới là nắm được ý chính, hiểu được chi tiết hơn khi mà mình có thêm từ vựng và tập luyện, cuối cùng rồi mới tới hiểu được kỹ hơn, nhận biết được thái độ và thông điệp ẩn ý của người nói. Graded Readers cũng được, cũng tốt vậy nhất là mấy cuốn Graded Readers của MacMillan á, nó viết hay hơn đỡ nhàm chán hơn Oxford hay Pearson á, vừa nghe vừa đọc cũng rất tốt, giáo sư Paul Nation có nói rồi. Còn đối với bài nghe dài, các anh chị mới nghe, trình còn yếu không nên đụng vào. Các anh chị trung cấp đồ rồi đó chọn chủ đề mình thích mình quan tâm, học từ vựng liên quan trước, luyện tóm tắt ý chính sau khi nghe, nghe nhiều lần. Phim tài liệu thường dễ hiểu hơn phim truyện, hài vì mục đích là giải thích rõ ràng và có hình ảnh hỗ trợ ngữ cảnh. Rồi các anh chị nghe các chương trình radio, podcast, chương trình truyền hình dành cho người bản ngữ, rồi ghi chú lại, và tra cứu những từ không hiểu. Vậy thôi.